- Hướng dẫn thực hiện
1.1. Khái niệm định tuyến động:
Trong phương pháp định tuyến động, các router sẽ tự xây dựng nên bảng định tuyến nhờ
vào các giao thức định tuyến được cài đặt trong router.
Phân loại: chia làm 3 loại
- Distance Vector: các giao thức sẽ dùng thuật toán distance-vector để xây dựng
bảng định tuyến. Các giao thức thuộc loại này là RIPv1, RIPv2, IGRP…
- Link State: các giao thức sẽ trao đổi các gói LSA để xây dựng bảng định tuyến.
Các giao thức thuộc loại này là OSPF, IS-IS…
- Hybrid: là sự kết hợp của 2 loại trên, giao thức thuộc loại này là EIGRP.
Ưu điểm của định tuyến động:
- Đường đi đến đích có tính linh hoạt khi có sự thay đổi trong kiến trúc và lưu lượng
mạng.
- Phù hợp với các mạng lớn, thường xuyên có sự thay đổi trong mô hình mạng.
Nhược điểm của định tuyến động:
- Tiêu tốn tài nguyên của router để thực hiện các xử lý, tính toán các thuật toán định
tuyến.
- Đòi hỏi khả năng cấu hình các giao thức của người quản trị
1.2. Khái niệm giao thức định tuyến động RIP
RIP (Routing Information Protocol) là giao thức cổng nội được thiết kế để sử dụng trong các hệ thống tự trị nhỏ. RIP là giao thức định tuyến động theo vector khoảng cách, sử dụng thuật toán Bellman- Ford để xây dựng nên bảng định tuyến.
Giao thức RIP chạy trên UDP port 520. Tất cả các gói tin RIP được đóng gói trong 1 RIP segment với source port và destination port là 520.
Cơ chế hoạt động của RIP
- Khi vừa khởi động, các router RIP sẽ broadcast các gói tin Request trong mạng và lắng nghe phản hồi.
- Khi một router nhận được gói Request, nó sẽ gửi trả lại toàn bộ bảng định tuyến của nó bằng multicast.
- Sau khi nhận được bảng định tuyến
▪ Nếu nó nhận được 1 route đã tồn tại trong bảng định tuyến của nó, nó sẽ xem xét chỉ số hop của route vừa nhận được, nếu chỉ số hop nhận được thấp hơn hop trong bảng định tuyến, nó sẽ cập nhật thông tin route đó vào bảng định tuyến của nó.
▪ Nếu nó nhận được một route mới, nó sẽ cập nhật route đó vào bảng định tuyến của nó.
Metric của RIP (cách tính giá trị đường đi của RIP): dựa trên số lượng router mà gói tin đi qua, điều này có nghĩa rằng, đường đi tốt nhất của RIP là đường đi qua ít router nhất. Tổng số lượng router tối đa mà một gói tin được giao thức định tuyến RIP cho đi qua là 15 router. Nếu đi quá 15 router mà vẫn chưa đến đích thì gói tin sẽ bị hủy. Chính vì lý do này mà giao thức RIP không được sử dụng nhiều trong các hệ thống mạng lớn.
1.3. Cách thức cấu hình:
Để cấu hình 1 router chạy giao thức RIP, ta dùng lệnh router rip, tiếp theo là danh sách các mạng kết nối trực tiếp với nó.
Lưu ý: nếu như cấu hình định tuyến tĩnh là cấu hình địa chỉ mạng đích nối mà router cần
đền thì cấu hình RIP là cấu hình các đường mạng nối trực tiếp với nó. Giao thức RIP sẽ
dùng thông tin này để gửi đến các router khác nhằm mục đích tìm kiếm đường đi tốt nhất.
Câu lệnh:
Router(config)#router rip Router(config-router)#network <địa chỉ các đường mạng kết nối trực tiếp>
1.4 Ví dụ
Sử dụng: 2PC, 2 Switch (2960), 2 Router (2811)
- Cấu hình trên R1
- Cấu hình Interface:
R1(config-if)#interface fa0/0 R1(config-if)#ip address 172.16.0.1 255.255.255.0 R1(config-if)#no shutdown R1(config-if)#exit R1(config)#interface fa0/1 R1(config-if)#ip address 172.16.1.1 255.255.255.0 R1(config-if)#no shutdown R1(config-if)#exit
-
- Cấu hình định tuyến động (RIP)
R1(config)#router rip R1(config-router)#version 2 R1(config-router)#network 172.16.0.0 R1(config-router)#network 172.16.1.0 R1(config-router)#exit
- Cấu hình trên R2
- Cấu hình Interface:
R2(config)#interface fa0/0 R2(config-if)#ip address 172.16.2.1 255.255.255.0 R2(config-if)#no shutdown R2(config-if)#interface fa0/1 R2(config-if)#ip address 172.16.1.2 255.255.255.0 R2(config-if)#no shutdown
-
- Cấu hình định tuyến động (RIP)
R2(config)#router rip R2(config-router)#version 2 R2(config-router)#network 172.16.1.0 R2(config-router)#network 172.16.2.0 R2(config-router)#exit
Bài tập
Bài 1
Bài 2